Nếu ở nhiều quốc gia, việc mua một chiếc ô tô chỉ đơn thuần là kiếm một phương tiện đi lại thông dụng và không quá phức tạp thì ở Việt Nam đó là một việc trọng đại và đôi khi cũng là một tài sản lớn đối với mỗi gia đình.

Hiện nay, một chiếc ô tô tại Việt Nam đầu tiên phải chịu thuế nhập khẩu cho linh kiện (10-30%) hoặc xe nguyên chiếc (từ 50 đến 70%) tùy loại, và tùy theo nguồn gốc nhập khẩu. Tiếp đó là thuế tiêu thụ đặc biệt 40-60%, tùy theo dung tích xe. Thuế VAT 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp 22%.

Nếu bạn mua xe nhập khẩu sẽ phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu là 50% tại thời điểm hiện tại.

Nhiều người khi mua xe phải bỏ công chọn màu phong thuỷ, chọn ngày giờ đẹp lấy xe và quan trọng hơn cả là phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ, thậm chí ngang với cả một gia tài. Trên thực tế, giá bán niêm yết của các nhà sản xuất đã bao gồm trong đó đủ loại thuế và phí. Tuy nhiên, giá bán đưa ra bởi các đại lý bán xe mới chỉ bao gồm một phần chi phí để nhận được chiếc xe.

Ô tô ra đường còn phải chịu lệ phí trước bạ với mức 10% hoặc 15%, tùy theo từng địa phương. Phí kiểm định, phí cấp biển số, phí đảm bảo an toàn kỹ thuật... Phí bảo trì đường bộ đóng hai lần, thu qua đầu phương tiện và thu qua trạm BOT. Chưa hết, còn một loạt phí khác như phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn.

Với việc Bộ Tài chính tính thu thêm loại phí mới là phí thử nghiệm khí thải nói trên, một chiếc ô tô muốn lăn bánh được tại Việt Nam phải chịu 3 khoản thuế chính và hàng chục khoản phí các loại.

Ngoài giá bán, người mua xe phải trả thêm nhiều chi phí khác. Chẳng hạn, một chiếc xe Toyota Vios 1.5MT có giá niêm yết là 595 triệu đồng nhưng để hoàn tất mọi thủ tục để có thể lăn bánh trên đường, khách hàng sẽ phải chi trả 658 triệu đồng, tăng 11% so với ban đầu.

Danh sách những loại thuế áp dụng trên một chiếc ôtô tại Việt Nam:

- Thuế nhập khẩu linh kiện với xe lắp ráp trong nước (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 10 – 30%; hoặc thuế nhập khẩu nguyên chiếc (đơn vị nhập khẩu đóng, tính vào giá xe): 50 – 70% tùy loại.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt: 40-60%, tùy theo dung tích xe.

- Thuế Giá trị gia tăng (VAT): 10%.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 22%.

Các loại phí phải đóng khi xe lăn bánh trên đường:

- Phí trước bạ: 10 – 15%, tùy địa phương.

- Phí cấp biển số: 2 – 20 triệu đồng (tùy địa phương).

- Phí đăng kiểm: 240.000 đồng – 560.000 đồng (một lần kiểm định).

- Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật: 50.000 đồng – 100.000 đồng (một lần cấp).

- Phí sử dụng đường bộ: Có 2 loại phí sử dụng đường bộ, là phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ô tô lưu hành qua, và phí bảo trì đường bộ với mức 130.000 đồng đến 1.430.000 đồng một tháng tùy theo tải trọng xe.

- Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

- Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc).

- Phí xăng dầu.

- Phí thử nghiệm khí thải.

- Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu.

- Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

Như vậy, trước khi quyết định mua xe, bạn nên tham khảo và ước tính trước những khoản tiền sẽ phải chi trả, đặc biệt là nếu bạn mua xe trả góp hãy tính toán kỹ số tiền thực trả sau cùng cũng như chi phí hàng tháng. Ngoài ra, sẽ không thừa khi bạn chuẩn bị tâm lý về việc sẽ phải nuôi xe hàng tháng với các khoản tiền như xăng dầu, gửi xe hay bảo dưỡng sửa chữa chiếc xe của mình. 

Nếu cần thông tin chi tiết, bạn đừng ngần ngại liên hệ 0983218505 , website: toyotahanoi.vn